Thẻ tín dụng là một thuật ngữ tài chính không quá xa lạ hiện nay, đặc biệt khi nhu cầu mua sắm hàng hóa của mọi người ngày càng tăng cao. Với nhiều chức năng tiện ích, thẻ tín dụng đã chiếm được cảm tình của đa số người sử dụng. Tuy nhiên, để tránh những sai lầm trong quá trình sử dụng thẻ, bạn nên cập nhật đầy đủ kiến thức dưới đây để luôn mua sắm an toàn và hiệu quả nhé!

Mục lục
- 1 Thẻ tín dụng là gì?
- 2 Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
- 3 Cách thức thanh toán thẻ tín dụng
- 4 Điều kiện để được phát hành thẻ tín dụng
- 5 Thủ tục phát hành thẻ tín dụng
- 6 Biểu phí và lãi suất khi sử dụng thẻ tín dụng
- 7
- 8 Khi nào nên hay không nên sử dụng thẻ tín dụng
- 9 Các lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng
- 10 Một số câu hỏi thường gặp về thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng là một loại thẻ ngân hàng cho phép người sử dụng chi tiêu trước, thanh toán sau theo hạn mức tín dụng đã cấp dựa trên thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm hàng hóa trực tuyến, quẹt thẻ tại các máy POS, thanh toán cho các dịch vụ nhà hàng, khách sạn,… Bất cứ cửa hàng nào chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng bạn đều có thể sử dụng tối đa hạn mức, và thanh toán lại sau cho ngân hàng.
Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Mỗi thẻ tín dụng sẽ có một hạn mức tín dụng. Đây là số tiền tối đa bạn có thể sử dụng trong thẻ. Hạn mức này sẽ phụ thuộc vào quyền xét duyệt của ngân hàng phát hành thẻ, thường được dựa trên năng lực tài chính và điểm tín dụng của bạn.
Bảng sao kê thẻ tín dụng là gì?
Hàng tháng, chi tiêu thẻ tín dụng của bạn sẽ được gửi về dưới dạng bảng sao kê. Trên đó thể hiện toàn bộ các giao dịch của bạn trong kỳ sao kê, số tiền cần thanh toán và hạn thanh toán. Bạn nên theo dõi sao kê thẻ tín dụng thường xuyên để không vướng vào tình trạng quá hạn thẻ khi đến hạn thanh toán.
Thanh toán tối thiểu là gì?
Thanh toán tối thiểu là khoản tiền ít nhất bạn cần thanh toán khi đến hạn để không bị tính phí phạt hay chuyển thành nợ xấu. Khoản thanh toán tối thiểu sẽ tùy vào quy định mỗi ngân hàng, thông thường tương ứng với 5% dư nợ trên thẻ tín dụng. Toàn bộ phần dư nợ chưa được thanh toán sẽ bị tính lãi theo quy định ngân hàng.

Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Cả hai đều là thẻ ngân hàng có tác dụng hỗ trợ chi tiêu thanh toán. Tuy nhiên, thẻ ghi nợ chỉ có thể thanh toán khi trong thẻ có sẵn tiền. Nếu bạn không để tiền trong thẻ, bạn sẽ không thể chi tiêu. Còn thẻ tín dụng sẽ ứng trước cho bạn một khoản tiền, bạn chi tiêu trước và hoàn trả lại sau.
Cách thức thanh toán thẻ tín dụng
Thông thường có 3 cách để thanh toán thẻ tín dụng:
- Chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng khác vào tài khoản thẻ tín dụng:
- Trích nợ tự động từ tài khoản thanh toán
- Nộp tiền mặt vào tài khoản thẻ tín dụng tại quầy/chi nhánh ngân hàng
Điều kiện để được phát hành thẻ tín dụng
Hầu hết các loại thẻ tín dụng sẽ có các điều kiện chung như sau:
- Người mở thẻ là công dân mang quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam hoặc các cá nhân, các công ty được ủy quyền sử dụng thẻ
- Công dân từ 18 tuổi trở lên
- Có thu nhập ổn định hàng tháng, thu nhập tối thiểu tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng, ví dụ với ngân hàng HSBC là 6 triệu đồng đối với cá nhân là người Việt Nam và 15 triệu đối với cá nhân là người nước ngoài hoặc cá nhân Việt Nam tự doanh, là chủ doanh nghiệp.
Ngoài ra mỗi ngân hàng sẽ có một số điều kiện riêng biệt cho từng loại thẻ.
Thủ tục phát hành thẻ tín dụng
Các hồ sơ cần chuẩn bị
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, KT3
- Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính: Bảng sao kê lương 3 tháng gần nhất, hợp đồng lao động, bảng xác nhận lương, thẻ bảo hiểm,…
Quy trình phát hành thẻ tín dụng
- Bước 1: Nhân viên tín dụng/Giao dịch viên thu thập hồ sơ khách hàng
- Bước 2: Nhân viên tín dụng/Giao dịch viên nộp hồ sơ lên hệ thống.
- Bước 3: Bộ phận thẩm định thẻ tiến hành kiểm tra hồ sơ, thẩm định khách hàng.
- Bước 4: Phê duyệt, phát hành thẻ, trả thẻ đến tay khách hàng
Biểu phí và lãi suất khi sử dụng thẻ tín dụng
Các loại phí thẻ tín dụng phổ biến hiện nay là:
- Phí thường niên: Đây là phí bạn cần phải trả mỗi năm để duy trì tài khoản thẻ tín dụng. Phí này phụ thuộc vào chính sách từng ngân hàng
- Phí trả chậm: Thường bằng 4% số tiền tối thiểu thanh toán mỗi kỳ sao kê
- Phí vượt hạn mức: Khi bạn sử dụng quá hạn mức của thẻ, bạn sẽ mất phí theo quy định của từng ngân hàng
- Phí rút tiền mặt: Mỗi lần bạn rút tiền mặt ngân hàng sẽ tính một khoản phí nhất định
Ngoài các phí, bạn cũng sẽ đối mặt với một số loại lãi suất khi sử dụng thẻ tín dụng:
- Lãi suất trả chậm
- Lãi suất rút tiền mặt

Khi nào nên hay không nên sử dụng thẻ tín dụng
Bạn nên sử dụng thẻ tín dụng khi:
-
- Bạn thường xuyên thanh toán chi tiêu online, quẹt thẻ, mua hàng trả góp
- Giải quyết khoản thanh toán bất ngờ trong trường hợp khẩn cấp
- Xây dựng điểm tín dụng cá nhân
Bạn không nên dùng thẻ tín dụng khi:
- Rút tiền mặt: Thẻ tín dụng không phải thẻ ghi nợ và không phù hợp để rút tiền mặt vì phí cao và sẽ bị tính lãi suất ngay từ thời điểm rút tiền
- Ít chi tiêu mua sắm: Nếu bạn không mua sắm chi tiêu thường xuyên, phí thường niên phải đóng hàng năm sẽ rất hao phí và bạn cũng không xây dựng được điểm tín dụng cá nhân
- Thanh toán các giao dịch quá lớn: Tránh sử dụng thẻ tín dụng thanh toán các khoản quá lớn vì bạn sẽ không thể hoàn trả số nợ đúng hạn.
Các lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng
- Bảo mật thông tin thẻ: Thẻ tín dụng rất dễ lộ thông tin, do đó bạn nên giữ gìn cẩn thận và bảo mật thông tin thẻ.
- Không nên mở quá nhiều thẻ tín dụng: Mở quá nhiều thẻ tín dụng sẽ kích thích chi tiêu vượt kiểm soát.
- Sai lầm thường mắc phải trong việc thanh toán tối thiểu: Thanh toán tối thiểu chỉ giúp bạn tránh bị phí phạt và ghi nhận lịch sử nợ xấu, tuy nhiên bạn vẫn bị tính lãi trả chậm trên dư nợ còn lại. Vì thế bạn vẫn nên thanh toán đầy đủ dư nợ khi đến hạn thanh toán.
Một số câu hỏi thường gặp về thẻ tín dụng
1. Có thể mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập được không?
- Có thể. Hiện nay một số ngân hàng chấp nhận phát hành thẻ tín dụng sang ngang từ một thẻ tín dụng của ngân hàng khác, với hình thức này bạn không cần chứng minh tài chính mà chỉ cần thông tin về thẻ tín dụng đang sở hữu.
2. Thẻ tín dụng có thể chuyển khoản không?
- Không. Thẻ tín dụng không tích hợp tính năng chuyển khoản.
3. Có thể sử dụng 2 thẻ tín dụng cùng một ngân hàng không?
- Có thể nếu hạn mức tín dụng của bạn trong hạn mức cho phép của ngân hàng.
4. Nếu trả chậm thẻ tín dụng 1 – 2 tháng thì có ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng không? Sau này có thể vay các khoản lớn hơn không?
- Trả chậm thẻ tín dụng sẽ ghi nhận trên CIC về lịch sử nợ xấu, ảnh hưởng tới điểm tín dụng cá nhân. Do đó tốt nhất không nên để chậm trả thẻ tín dụng. Nếu bạn lỡ quên 1-2 tháng và trả chậm ít ngày (2-3 ngày) thì mức độ ảnh hưởng không quá lớn.
Trên đây là tất cả thông tin bạn nên biết về thẻ tín dụng. Để tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm này, hãy liên hệ nganhangdientu.com.vn để được tư vấn ngay hôm nay!
Bài viết liên quan
Thủ tục phát hát hành thẻ tín dụng là Gì ?
Thẻ chính và thẻ phụ VPBank khác nhau như thế nào?
Địa chỉ mở thẻ tín dụng vpbank tại Hà Nội
Nếu Dùng thẻ tín dụng không thanh toán có phải chịu trách nhiệm pháp lý?
Lãi suất thẻ tín dụng Techcombank là gì?
Kiến Thức Tìm Hiểu VềThẻ Tín Dụng Cách Dùng Sao Cho Hiệu Quả !